Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

5 nguyên tắc mẹ cần nắm được khi trẻ tập ăn dặm lười ăn

 Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà trẻ không thích ăn dặm dẫn đến còi cọc, nhẹ cân. Bố mẹ có khắc phục ngay tình trạng trẻ tập ăn dặm lười ăn với 5 nguyên tắc sau đây.

 

1. Tại sao trẻ tập ăn dặm lười ăn?

1.1. Do trẻ chưa quen với việc ăn dặm

Việc bắt đầu chuyển từ ăn sữa mẹ ở dạng lỏng sang việc ăn các thức ăn dạng đặc sẽ khiến con chưa thể làm quen ngay với sự thay đổi này, khiến con có thái độ không muốn hợp tác, không muốn ăn. Một số bé lại không thích ăn dặm vì không quen ăn bằng thìa.

1.2. Thực đơn ăn dặm cho bé nhàm chán, không hấp dẫn

Nếu mẹ không thường xuyên thay đổi món ăn dặm cho bé, ngày nào cũng cho con ăn lặp đi lặp lại những món ăn giống nhau dần dần sẽ khiến bé chán ngán, không thấy ngon miệng và bé sẽ chán ăn rồi dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Ngoài ra, thói quen chế biến của mẹ cũng làm cho bé lười ăn dặm. Nhiều mẹ nghĩ nước hầm xương chứa nhiều canxi, chất béo động vật nên thường xuyên dùng nước hầm xương để nấu bột cho bé. Để bé thường xuyên ăn nước hầm xương lâu ngày mà bé không hấp thu được sẽ khiến bé bị còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.

1.3. Do môi trường ăn uống không phù hợp

Ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm, nếu mẹ cho trẻ đi ăn rong, vừa ăn vừa xem tivi, chơi các thiết bị điện tử… Những hành động này vô tình gây ra những ảnh hưởng không hề tốt đến việc trẻ lười ăn dặm. Khi vừa cho trẻ ăn lại vừa cho trẻ chơi hoặc xem ti vi như xem hoạt hình,… sẽ khiến bé mất tập trung, không có hứng thú với việc ăn nữa. Bé ăn trong vô thức và không cảm nhận được mùi vị của món ăn. Việc ăn uống không tập trung dễ khiến trẻ gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, phân sống.

1.4. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là độ tuổi đẹp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện nên cơ thể sẽ không hấp thu được tốt các dưỡng chất, khiến cho hệ tiêu hóa của bé trở nên không thể tiêu hóa được thức ăn khiến bé không muốn ăn.

1.5. Chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi

Bé đã qua 7 tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cho ăn cháo loãng mịn như hồi mới bắt đầu ăn dặm, qua 10 tháng tuổi mà bé vẫn ăn cháo đặc… cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dặm. Nếu mẹ không cho bé ăn dặm theo đúng độ tuổi, bé không phân biệt được cấu trúc thức ăn, dần dần biếng ăn và sợ ăn.

1.6. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Quá trình mọc răng làm bé khó chịu, gây sưng lợi, ngứa lợi và sốt sẽ làm bé không muốn ăn dặm. Trẻ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn sẽ khiến trẻ thấy mệt mỏi và không muốn ăn. Hay khi bé bị rối loạn tiêu hóa sẽ có một số triệu chứng như: nôn trớ, đầy bụng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… cũng sẽ khiến bé từ chối thức ăn. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời để giúp bé cải thiện lại tình trạng ăn uống.

> XEM THÊM:

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

7 thử thách bố mẹ hay gặp khi cho bé ăn dặm

2. 5 nguyên tắc giúp bé cải thiện tình trạng lười ăn dặm

2.1. Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé

Nhiều mẹ lo lắng cho con ăn thô sẽ khiến con khó nuốt và bị hóc nên không dám tăng độ thô thức ăn cho bé. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ khẳng định rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng trẻ có, mà liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Với mỗi độ tuổi của bé, mẹ cần phải thay đổi cấu trúc ăn dặm phù hợp, cụ thể:

- Trẻ 5-6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn để bé làm quen với việc ăn dặm nên mẹ cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này là bột sánh, bột loãng.

- Trẻ 7-8 tháng tuổi: Giai đoạn này, trẻ đã tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Mẹ có thể chế biến thức ăn ở dạng, nghiền sơ và sánh để trẻ tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

- Trẻ 9-11 tháng tuổi: Sang giai đoạn này, trẻ đã mọc vài chiếc răng và đang tập nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của trẻ chỉ cần được ninh mềm, cắt nhỏ từ 0,5 cm, dài 2 – 3 cm và mẹ cho trẻ tự bốc ăn và nghiền nát bằng lợi.

- Trẻ 12-15 tháng tuổi: Lúc này, trẻ đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn bằng răng. Mẹ chỉ cần cho bé ăn dặm ở dạng mềm để bé dễ nhai nuốt là được..

2.2. Thường xuyên thay đổi thực đơn

Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món ăn thường xuyên để con làm quen được nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho bé

2.3. Không ép trẻ ăn

Việc thúc ép, quát mắng trẻ sẽ khiến con có cảm giác sợ ăn. Khi mới bắt đầu ăn dặm, nếu bé tỏ thái độ không hợp tác, mẹ nên tạm dừng việc cho trẻ ăn, cho trẻ bú thêm sữa và thử lại vào những lần tiếp theo.

2.4. Không kéo dài bữa ăn

Mẹ bỏ ngay những thói quen xấu khi cho trẻ ăn như đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Như vậy, trẻ sẽ tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mỗi bữa chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút để bé cảm thấy ngon miệng và hứng thú với bữa ăn.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân

 

2.5. Bổ sung bữa phụ hợp lý

Mẹ nên cho trẻ tập ăn khi đói bụng, không cho bé bú hay uống sữa trước khi ăn. Mẹ nên giảm bớt lượng sữa để bé có cảm giác đói và muốn ăn dặm. Tốt nhất, ở giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, một ngày, mẹ nên cho trẻ uống từ 500 – 700 ml sữa cùng với 1 hoặc 2 bữa ăn dặm.

Hy vọng rằng với 5 nguyên tắc ăn dặm trẻ nhỏ, cha mẹ đã có biện pháp để khắc phục tình trạng trẻ tập ăn dặm lười ăn, giúp bé tăng cân, phát triển tốt. Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét